Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2020
Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2020 qua mạng: Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh, mẫu hồ sơ – Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh; Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc lưu tại DN… theo quy định tại Thông tư 111, Thông tư 92, Thông tư 95/2016/TT-BTC.
– Bài viết này Kế toán 247 sẽ hướng dẫn: Đăng ký người phụ thuộc mới và Thay đổi thông tin người phụ thuộc (Tăng, giảm).
Trước khi làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc các bạn cần chú ý các vấn đề sau:
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. (Nếu người nộp thuế chưa có MST thì không được giảm trừ cho người phụ thuộc)
– Khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
(Theo điểm c.2, khoản 1, điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
“i. Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”
Xem thêm: Người phụ thuộc gồm những ai
————————————————————————————————-
I. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc cho cơ quan thuế:
Theo khoản 5 điều 6 Thông tư 95/2016/TT- BTC quy định:
“5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.”
Ví Dụ: DN bạn dự định nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2019 vào ngày 30/3/2020 -> Như vậy hạn nộp hồ sơ đăng ký MST cho người phụ thuộc chậm nhất là ngày 20/3/2020.
– Lời Khuyên: Các bạn nên đăng ký trước ngày 31/12 (Để trách trường hợp có vấn đề gì thì ko kịp thời gian)
Chú ý:
Trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người phụ thuộc khác hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (như: Anh ruột, chị ruột, em ruột, Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột, Cháu ruột…) thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
(Theo Công văn 801/TCT- TNCN và Thông tư 111/2013/TT-BTC)
————————————————————————————————-
II. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
Theo khoản 10 điều 7 Thông tư 95/2016/TT- BTC quy định về: Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh, cụ thể như sau:
1) Nếu là Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế:
– Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh Mẫu 20-ĐK-TCT theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Tải về tại đây: Mẫu 20-ĐK-TCT tờ khai đăng ký người phụ thuộc
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
—————————————————————————–
2) Nếu là Doanh nghiệp đăng ký người phụ thuộc cho Nhân viên:
Bước 1: Cá nhân nộp các mẫu sau cho Doanh nghiệp:
– Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc.
Tải về tại đây: Mẫu ủy quyền đăng ký người phụ thuộc.
– Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực, Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực cho DN.
– Hồ sơ chứng minh người phu thuộc thì các bạn làm theo như mục II bên dưới.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp Mẫu 20-ĐK-TH-TCT (Mẫu 02TH) qua mạng:
Chú ý:
– Doanh nghiệp các bạn phải có Chữ ký số nhé (Token).
– Trước đây: Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Người nộp thuế đăng nhập vào nhantokhai.gdt.gov.vn để đăng ký.
– Nhưng từ ngày 10/2/2020 thì Tất cả Các Tỉnh, thành trên cả nước: Người nộp thuế đăng nhập vào thuedientu.gdt.gov.vn để đăng ký.
– Trường hợp đăng ký người phụ thuộc cho ít người: Các bạn có thể khai trực tiếp trên thuedientu.gdt.gov.vn.
– Trường hợp đăng ký người phụ thuộc cho nhiều người: Các bạn có thể Tải bảng kê Excel vào phần mềm HTKK, rồi kết xuất XML để nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn
Chi tiết như sau:
————————————————————————–
Cách 1: Đăng ký Người phụ thuộc trực tuyến trên thuedientu.
– Các bạn truy cập vào Thuedientu.gdt.gov.vn bằng Tài khoản Chữ ký số mà DN bạn đã đăng ký.
Chú ý: Phải đăng nhập bằng TK “MST-QL”:
Ví dụ: 3702424301 -> Thì phải gõ như sau: 3702424301-QL (Chữ QL viết hoa hay viết thường đều được).
– Mật khẩu thì vẫn là mật khẩu các bạn đăng nhập bằng MST thường (Trường hợp đăng nhập bằng MST thường thì được, nhưng khi thêm chữ -QL thì không được -> Các bạn lên Google gõ “Cách lấy lại mật khầu trên thuedientu).
– Tiếp đó bấm vào “Đăng ký thuế” -> “Đăng ký mới thay đổi thông tin của cá nhân qua CQCT” -> Chọn hồ sơ “20-ĐK-TH-TCT“.
– Tiếp đó các bạn khai trực tiếp trên Mẫu 20-ĐK-TH-TCT đó:
Cách kê khai trực tuyến trên thuedientu:
– Nếu Đăng ký người phụ thuộc mới (tức là đăng ký lần đầu, Người phụ thuộc chưa có MST) -> Thì tích chọn “Đăng ký thuế”
– Nếu thay đổi như: Báo tăng, giảm (cắt) người phụ thuộc (Tức là Người phụ thuộc đã có MST) -> Thì tích chọn “Thay đổi thông tin đăng ký thuế”
– Trường hợp đăng ký mới:
+) Nếu người phụ thuộc có CMND, CCCD, Hộ chiếu -> Thì khai vào Mục I
+) Nếu người phụ thuộc nhỏ tuổi, chỉ có Giấy khai sinh -> Thì khai vào Mục II.
– Trường hợp thay đổi: Báo tăng, giảm (cắt) người phụ thuộc:
+) Nếu người phụ thuộc có CMND, CCCD, Hộ chiếu -> Thì khai vào Mục I
+) Nếu người phụ thuộc nhỏ tuổi, chỉ có Giấy khai sinh -> Thì khai vào Mục II.
Ví dụ 1:
– Bạn nhân viên A muốn đăng ký người phụ thuộc là con (còn nhỏ, chỉ có giấy khai sinh) và đăng ký mới (chưa có MST người phụ thuộc) -> Thì tích chọn “Đăng ký thuế” -> Và khai vào Mục II.
– Bạn nhân viên B muốn đăng ký người phụ thuộc là con (còn nhỏ, chỉ có giấy khai sinh) và đăng ký cắt giảm (tức là đã có MST người phụ thuộc) -> Thì tích chọn “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” -> Và khai vào Mục II.
——————————————————————————————
Ví dụ 2: Đăng ký người phụ thuộc mới:
– Nhân viên Nguyễn văn A đăng ký người phụ thuộc cho con là Nguyên văn B từ tháng 3/2020. (Con Nguyễn văn B chưa có MST người phụ thuộc, chỉ có Giấy khai sinh và chưa được ai đăng ký giảm trừ)
-> Trường hợp này thì nhập vào Mục II.
-> Cột “Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: 3/2020 -> “Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: Nếu chưa xác định được muốn giảm trừ đến khi nào thì “Để trống” – (Nếu xác định là đăng ký giảm trừ gia cảnh đến thời điểm nào thì ghi rõ tháng/năm vào đây).
——————————————————————-
Ví dụ 3: Trường hợp thay đổi người phụ thuộc (Tăng, giảm):
– Nhân viên Nguyễn văn C muốn đăng ký người phụ thuộc con là Nguyễn văn D (Có Giấy khai sinh) từ tháng 1/2020. Nhưng con Nguyễn văn D được mẹ đăng ký giảm trừ ở 1 công ty khác từ tháng 2/2018.
-> Trường hợp này có 2 tình huống xảy ra, cách xử lý như sau:
– Kiểm tra phía bên Cty của người mẹ, xem khi Đăng ký Cột “Thời điểm kết thúc tính giảm trừ” họ ghi như thế nào:
+) Trường hợp 1: Nếu bên đó ghi là: “Để trống” – Tức là giảm trừ vô thời hạn, không biết đến lúc nào => Thì yêu cầu bên Công ty Mẹ phải đăng ký báo giảm người phụ thuộc, cụ thể như sau:
Bước 1: Nhập thông tin của người mẹ và Con Nguyễn văn D vào Mục II (Vì chỉ có Giấy khai sinh)
-> Cột “Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm) ghi: 2/2018 (Vì trước đây họ ghi giảm trừ từ tháng 2/2018).
-> Cột “Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: 12/2019 (Vì người bố muốn giảm trừ từ tháng 1/2020, nên phải ghi là tháng 12).
Bước 2 : Sau khi bên Cty Mẹ báo giảm thành công => Bên Công ty Bố khai như sau: Nhập thông tin của người Bố và Con Nguyễn văn D vào Mục II
-> Cột “Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: 1/2020.
-> Cột “Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: (Nếu chưa xác định được thời hạn thì Để trống. Nếu muốn đăng ký giảm trừ đến khi nào thì ghi cụ thể,
VD: muốn đăng ký giảm trừ đến tháng 12/2020, thì ghi vào đây là: 12/2020).
+) Trường hợp 2: Nếu bên đó ghi là: “12/2019” => Tức là đăng ký giảm trừ đến 12/2019 => Thì bên Cty mẹ không cần làm gì nữa. Công ty Bố sẽ khai như sau: Nhập thông tin của người Bố và Con Nguyễn văn D vào Mục II
-> Cột “Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: 1/2020.
-> Cột “Thời điểm kết thúc tính giảm trừ (tháng/năm)” ghi: (Nếu chưa xác định được thời hạn thì Để trống.
Nếu muốn đăng ký giảm trừ đến khi nào thì ghi cụ thể, VD: muốn đăng ký giảm trừ đến tháng 12/2020, thì ghi vào đây là: 12/2020).
———————————————————————————————–
Ví dụ 4:
Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc:
– Nhân viên D trước làm ở Cty A và có đăng ký người phụ thuộc là con ở đó -> Bây h chuyển sang Công ty B làm và muốn chuyển người phụ thuộc là con đó sang Cty B.
-> Trường hợp này cũng xử lý như VD 3 bên trên (Tức là phải kiểm tra xem Cty A khi đăng ký khai như thế nào, sau đó bên Cty B mới đăng ký được)
– Và Cty B cũng phải yêu cầu nhân viên D chuẩn bị 1 bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc (như bên Cty A ).
——————————————————————————————————
CHÚ Ý:
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế Theo khoản 1, điều 9, Thông tư 1
11/2013/TT-BTC
=> Nên các bạn muốn chuyển thì nên chuyển vào cuối năm nhé (tròn năm Dương lịch).
Ví dụ: Người mẹ muốn chuyển người phụ thuộc là con cho người Cha -> Thì nên chuyển vào cuối năm dương lịch (Cụ thể Cty Mẹ báo giảm tháng 12 -> Công ty Bố báo tăng từ tháng 1)
– Nếu mà chuyển trong năm: VD: Bên cty Mẹ báo giảm từ tháng 5 -> Cty Bố báo tăng từ tháng 6 => Thì được giảm trừ cho 1 người thôi nhé. Giảm trừ cho Bộ hoặc Mẹ , chứ không giảm cho Mẹ 5 tháng, Bố 7 tháng).
Lưu ý:
– Trường hợp thông tin NPT chỉ có năm sinh nhưng không có ngày, tháng thì lấy ngày 01 tháng 01 nhập vào chỉ tiêu “Ngày sinh người phụ thuộc” (01/01/năm sinh)
– Trường hợp Người phụ thuộc là trẻ em mới sinh (trên giấy khai sinh không có “Quyển số”) -> Nên các bạn sẽ ghi dấu “X” vào CỘT “Quyển số”.
————————————————————————————————–
– Cuối cùng: Sau khi khai xong các thông tin, các bạn bấm “Hoàn thành kê khai” -> “Nộp hồ sơ đăng ký thuế”
=> Như vậy là các bạn đã nộp xong hồ sơ đăng ký người phụ thuộc -> Tiếp đó các bạn đợi kết quả trả về xem thế nào.
Kết quả:
– Sau khi nộp thành công hồ sơ đăng ký người phụ thuộc: -> Các bạn bấm vào “Tra cứu hồ sơ” để kiểm tra xem mình đã nộp thành công hay chưa Kết quả như thế nào
– Nếu khai đúng, đủ hồ sơ Kết quả trả về sẽ rất nhanh nhé (Vài phút – đến vài tiếng là có kết quả ngay).
=> Các bạn bấm vào cột “Thông báo” để xem Kết quả trả về như nào.
———————————————————————————————-
Cách 2: Làm mẫu 02TH trên phần mềm HTKK rồi nộp qua mạng:
– Các bạn nên làm trên phần mềm HTKK mới nhất nhé -> Nếu chưa có thì tải về tại đây: Phần mềm HTKK mới nhất
2.1. Các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK -> “Kê khai” -> “Thuế thu nhập cá nhân” -> “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh“, như hình bên dưới:
2.2. Tiếp đó các bạn chọn: “Năm” -> “Lần đăng ký” -> “Đồng ý”
– Tiếp đó màn hình sẽ xuất hiện như hình dưới và các bạn điền các thông tin vào:
Cách kê khai trên Mẫu 02TH này -> Các bạn cũng khai như hướng dẫn trên Cách 1.
————————————————————————-
– Sau khi đã nhập xong thông tin, các bạn ấn “Kiểm tra” -> Kết xuất XML” -> Để nộp qua mạng, cách nộp các bạn xem chi tiết bên dưới nhé!
Ngoài ra: DN cũng nên kết xuất dạng Excel để lưu tại DN nhé.
– Trường hợp đăng ký cho nhiều người phụ thuộc, các bạn có thể tải File Excel vào phần mềm HTKK nhé.
Chi tiết xem tại đây nhé: Cách tải file Excel vào phần mềm HTKK
————————————————————————-
2.3 Cách nộp Mẫu 02TH qua mạng:
Lưu ý:
– DN bạn phải có chữ ký số nhé và cắm vào máy tính.
– Và cũng nộp qua trang: thuedientu.gdt.gov.vn
– Nếu DN bạn đã đăng ký Mẫu 02TH trên thuedientu.gdt.gov.vn (Tức là đã nộp Mẫu 02TH rồi) -> Thì không phải đăng ký nữa -> Chỉ cần nộp Tờ khai 02TH (Bỏ qua bước này -> Thực hiện bước “Nộp Tờ khai” bên dưới)
Để biết DN mình đã đăng ký hay chưa: -> Bấm vào “Khai thuế” -> “Đăng ký tờ khai”
=> Sẽ hiển thị hết tất cả các Loại Tờ khai mà DN bạn đã đăng ký.
———————————————————————-
– Nếu DN bạn chưa đăng ký Mẫu 02TH trên thuedientu (Tức là đây là lần đầu Đăng ký người phụ thuộc trên trang thuedientu) -> Thì phải đăng ký Mẫu 02TH trên thuedientu, trình tự như sau:
Bước 1: Đăng ký Mẫu 02TH trên thuedientu:
– Bạn đăng nhập vào website thuedientu.gdt.gov.vn bằng Tài khoản Chữ ký số mà DN bạn đã đăng ký (Chú ý: Phải đăng nhập bằng TK “MST-QL” nhé, giống như trên phần 1):
– Tiếp đó vào “Khai thuế” -> “Đăng ký tờ khai” -> “Đăng ký thêm tờ khai” -> Tìm đến phần Thuế thu nhập cá nhân -> Tích chọn “02TH – Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh”
> Sau khi đăng ký xong Mẫu 02TH => Thì các bạn mới có thể nộp mẫu 02TH trên thuedientu.gdt.gov.vn được.
————————————————————————————–
Bước 2: Cách nộp Mẫu 02TH trên thuedientu:
– Vào mục “Khai thuế” -> “Nộp tờ khai XML” -> “Chọn tệp tờ khai” Các bạn chọn nơi lưu File XML (File mẫu 02TH mà các bạn vừa kết xuất ở Bước 2 bên trên).
-> “Ký điện tử” -> “Nộp tờ khai”
– Sau khi nộp xong -> Các bạn phải tra cứu để xem kết quả như nào.
————————————————————————————————-
Cuối cùng: – Bấm vào “Tra cứu” -> “Thông báo khai thuế” -> “Tra cứu” -> Sẽ hiển thị kết quả nộp hồ sơ như nào.
-> Nếu nộp đủ hồ sơ và khai đúng chỉ khoảng vài chục phút hoặc vài tiếng là có kết quả các bạn.
– Như vậy là các bạn đã đăng ký người phụ thuộc xong và đã được cấp MST người phụ thuộc thành công!.
—————————————————————————————
Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cụ thể một số nội dung cần lưu ý như sau:
– Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” đúng với thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi quyết toán thuế TNCN được tính lại theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không phải đăng ký lại.
– Trường hợp người nộp thuế đăng ký giảm trừ người phụ thuộc sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng và tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN khai “thời điểm tính giảm trừ” sau thời điểm thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, nếu cá nhân thuộc diện phải quyết toán thuế thì khi quyết toán thuế để được tính lại theo thực tế phát sinh, cá nhân đăng ký lại tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế
Ví dụ 3: Giả sử tháng 3/2019 bà K sinh con.
– Tháng 8/2019 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 3/2019
=> Thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2019.
-> Khi quyết toán bà K được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ tháng 3/2019 đến hết tháng 12/2019 mà không phải đăng ký lại.
Ví dụ 4: Giả sử tháng 3/2019 bà K sinh con.
– Tháng 8/2019 bà K đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, tại Mẫu số 02/ ĐK-NPT-TNCN bà K khai chỉ tiêu “thời điểm tính giảm trừ” là tháng 8/2019
=> Thì trong năm bà K được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc kể từ tháng 8/2019.
-> Khi quyết toán để được tính lại theo thực tế phát sinh từ tháng 3/2019 thì bà K phải đăng ký lại theo thực tế phát sinh tại Mẫu số 02/ĐK-NPT-TNCN và gửi kèm theo hồ sơ quyết toán thuế.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ gia cảnh cho NPT kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và đã khai đầy đủ thông tin NPT gửi tổ chức trả thu nhập kê khai vào mẫu phụ lục Bảng kê 05-3/BK-QTTTNCN.
———————————————————————————————–
Chú ý: Mặc dù là nộp qua mạng là xong. Nhưng cũng vẫn có 1 số chi cục thuế yêu cầu: Nộp bản cứng.
=> Nên sau khi nộp qua mạng xong, mà các bạn chưa thấy kết quả thì: Liên hệ với Chi cục thuế để được hỗ trợ cụ thể nhé -> Xem có phải In bảng cứng (File Excel, có chữ ký, đóng dấu …) để nộp cho bộ phận 1 cửa để nộp.
————————————————————————-
Điều chỉnh trường hợp thông tin sai, không được cấp MST:
– Căn cứ vào kết quả phản hồi nhận được từ CQT, trường hợp cấp MST không thành công Tổ chức trả thu nhập yêu cầu người lao động bổ sung thông tin và thực hiện theo hướng dẫn sau:
+ Lỗi do thông tin kê khai sai: Doanh nghiệp kê khai điều chỉnh bổ sung thông tin
+ Lỗi trùng thông tin CMND/giấy khai sinh của NPT: Doanh nghiệp thông báo với người lao động thực hiện việc xác minh, điều chỉnh thông tin CMND/ Giấy khai sinh như nội dung hướng dẫn của Tổng cục Thuế đối với các trường hợp cấp MST cho NNT trùng CMND trước đây và khai nộp lại với CQT (gồm danh sách trùng và phô tô chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh).
+ Trùng thời gian giảm trừ NPT: Doanh nghiệp hướng dẫn Người nộp thuế thực hiện đăng ký kết thúc giảm trừ gia cảnh của lần đăng ký trước đó hoặc điều chỉnh thời gian giảm trừ của lần đăng ký hiện tại.
Một số trường hợp các bạn cần chú ý:
– Nếu người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng NNT hoặc người phụ thuộc không sống cùng NNT nhưng NNT phải trực tiếp nuôi dưỡng thì Cá nhân phải nộp thêm mẫu sau cho Doanh nghiệp: Mẫu 09/XN-NPT-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
————————————————————————————————————–
IV. Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh:
Chi tiết các bạn tại đây: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
a. Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Người nộp thuế Nộp cho DN. -> DN phải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
b. Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:
– Trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
– Nếu quá thời hạn trên mà NNT không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Chú ý: Khi Người nộp thuế (cá nhân) thay đổi nơi làm việc thì phải đăng ký NPT lại từ đầu.
——————————————————————————–