Cách hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ theo TT 133 và TT 200
Ở phần trước kế toán 247 đã hướng dẫn cách viết hóa đơn hàng tiêu dùng nội bộ, bài viết này các bạn sẽ được hướng dẫn cách hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 133 và Thông tư 200:
Chú ý:
Theo khoản 2 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của BTC quy định:
“Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.”
Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC):
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Như vậy: Hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ (xuất vật tư, bán thành phẩm) để tiếp tục quá trình sản xuất thì không cần xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT
Hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 133 và 200:
– Căn cứ vào Thông tư 26 và 119 bên trên, thì các bạn thấy là khi xuất tiêu dùng nội bộ sẽ không phải xuất hóa đơn và kê khai thuế GTGT nữa, như vậy chúng ta sẽ không phản ánh doanh thu nội bộ và hạch toán thuế GTGT nữa, mà chỉ cần hạch toán vào chi phí là xong.
– Khi xuất sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ:
Nợ TK 154, 242, 641, 642, 241, 211… (Tùy từng mục đích sử dụng, bộ phận để hạch toán)
Có TK – 155, 156.. (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa)
__________________________________________________