Cách hạch toán kinh phí công đoàn trích nộp – truy thu

Truy thu kinh phí công đoàn có được đưa vào chi phí hợp lý – hạch toán truy thu kinh phí công đoàn? Cách hạch toán kinh phí công đoàn trích nộp hàng tháng? Đại lý Thuế 247 xin hướng dẫn xử lý các vướng mắc trên Mức đóng kinh phí công đoàn:

Theo điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức đóng kinh phí công đoàn:
“Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xãhội.”

Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.”

Như vậy:
– Kinh phí công đoàn do Doanh nghiệp đóng (Không trích vào lương của Người lao động) -> Khoản này được hạch toán vào chi phí hợp lý.
– Quy định chi tiết về:
+) Đối tượng đóng, mức đóng,
+) Công đoàn cơ sở được sử dụng bao nhiêu % tiền kinh phí công đoàn;
+) Cách phân biệt Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn…
Các bạn xem tại đây: ==> Kinh phí công đoàn và Đoàn phí công đoàn
————————————————————————————–
Truy thu kinh phí công đoàn có được hạch toán vào chi phí:
Theo Công văn 1564/TCT-DNL ngày 14/4/2016 của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh: Về việc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, cụ thể như sau:

———————————————————————————————-
Cách hạch toán kinh phi công đoàn:
– Các bạn hạch toán chi tiết theo từng bộ phận nhé, tính vào chi phí của DN:
Nợ TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642…
Có 3382: (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Khi nộp tiền kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382. (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Có TK 111, 112

Chú ý: Đó là cách hach toán Kinh phí công đoàn của DN phải nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện.
– Nếu là Đoàn phí công đoàn của các nhân viên trong công ty tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở (Tức là số tiền đoàn phí của các đoàn viên đóng bằng 1% số tiền lương tháng tham gia BHXH) thì: Doanh nghiệp không phải Hạch toán đoàn phí công đoàn vào sổ sách kế toán => Mà sẽ theo dõi riêng bên ngoài sổ sách kế toán.
—————————————————————————————
– Nếu Công đoàn cơ sở tại DN sử dụng 69% tổng số thu Kinh phí công đoàn thì các bạn theo dõi qua TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
Nợ TK 3382.
Có TK 3388.
—————————————————————————————
Chú ý: Đó là tiền kinh phí công đoàn bị truy thu, còn nếu là khoản tiền bị phạt thì sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý nhé.
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định về thuế TNDN:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”

Cách hạch toán tiền phạt kinh phí công đoàn:
Nợ 811.
Có 3388.
Khi nộp tiền:
Nợ 3388.
Có 111, 112
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 911.
Có 811 (Nhớ là khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN thì nhập vào chỉ tiêu B4, vì đây là số tiền không được trừ khi tính thuế TNDN).
Xem thêm: Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
————————————————————————————————-
Đại lý Thuế 247 xin chúc các bạn thành công!

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: