Cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao theo sản lượng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo sản phẩm? Quy định về nội dung Phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm mới nhất.
I. Quy định về Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Căn cứ theo điều 13 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC quy định Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm, cụ thể như sau:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
– Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
———————————————————————
Một số chú ý:
– Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.
Xem thêm: Mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
– Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Xem thêm: Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
————————————————————————–
II. Nội dung Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Theo Phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm, cụ thể như sau:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
– Căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
– Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.
Cách xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ | = | Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng | x | Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm | = | Nguyên giá của TSCĐ |
Sản lượng theo công suất thiết kế |
Xem thêm: Cách xác định nguyên giá TSCĐ.
————————————————————————-
– Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của TSCĐ | = | Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm | x | Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm |
– Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
——————————————————————————–
Dưới đây Kế toán Thiên Ưng xin lấy ví dụ cụ thể về việc Tính và trích khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Ví dụ: Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Thuế 247 mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng.
– Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ.
– Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3.
– Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là
Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) |
Tháng 1 | 14.000 |
Tháng 2 | 15.000 |
Tháng 3 | 18.000 |
Tháng 4 | 16.000 |
Tháng 5 | 15.000 |
Tháng 6 | 14.000 |
Tháng 7 | 15.000 |
Tháng 8 | 14.000 |
Tháng 9 | 16.000 |
Tháng 10 | 16.000 |
Tháng 11 | 18.000 |
Tháng 12 | 18.000 |
Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:
– Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng : 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3
– Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:
Tháng | Sản lượng thực tế tháng (m3) |
Mức trích khấu hao tháng (đồng) |
1 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
2 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
3 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
4 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
5 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
6 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
7 | 15.000 | 15.000 x 187,5 = 2.812.500 |
8 | 14.000 | 14.000 x 187,5 = 2.625.000 |
9 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
10 | 16.000 | 16.000 x 187,5 = 3.000.000 |
11 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
12 | 18.000 | 18.000 x 187,5 = 3.375.000 |
Tổng cộng cả năm | 35.437.500 |
Xem thêm: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
__________________________________________________
Đại lý Thuế 247 chúc các bạn thành công!
———————————————————————————