Hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động từ ngày 1/1/2021

Cách tính lương hưu cho người lao động từ 2021 như thế nào? Từ ngày 1/1/2021, quy định về điều kiện hưởng lương hưu thay đổi khá nhiều so với hiện tại. Đặc biệt là điều kiện nghỉ hưu của lao động nam và nữ khác nhau dẫn tới cách tính lương hưu cũng khác nhau.

1. Quy định về mức lương hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
– Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với 15 đầu đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.
– Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

Theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính lương hưu được xác định như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ sẽ được tính khác nhau.

2. Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam:
– Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/1/2021 – 31/12/2021: Tham gia BHXH đủ 19 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.
– Nếu nghỉ hưu trong từ 1/1/2022 trở đi: Tham gia BHXH đủ 10 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ: Thời gian đóng BHXH đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Lưu ý: Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.

3. Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH
Sau khi xác định tỷ lệ hưởng lương hưu, để tính lương hưu, bạn cần xác định thành phần còn lại trong công thức: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính căn cứ theo từng đối tượng người lao động, cụ thể:

Người lao động thực hiện chế độ tiền lương của Nhà nước
Nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội:
– Trước 1/1/1995: Tính theo 5 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 01/01/1995 – 31/12/2000: Tính theo 6 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 01/01/2001 – 31/12/2006: Tính theo 8 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 01/01/2007- 31/12/2015: Tính theo 10 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 01/01/2016 – 31/12/2019: Tính theo 15 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 01/01/2020 – 31/12/2024: Tính theo 20 năm cuối trước thời điểm nghỉ hưu.
– Từ 1/1/2025 trở đi: Tình bằng tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian tham gia BHXH.

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động
Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính theo toàn bộ thời gian đóng BHXH.

Người lao động có thời gian đóng BHXH vừa theo chế độ tiền lương của Nhà nước, vừa theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động
Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính chung theo các thời gian tham gia BHXH.

Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên
Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được lấy theo mức cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… hoặc theo mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở phần trên nếu thuộc đối tượng công an, quân đội.

Người lao động đóng BHXH trước 1/1/2004 theo chế độ tiền lương Nhà nước, hưởng BHXH từ 1/1/2016 trở đi
Tiền lương hàng tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.

Lao động đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề nhưng chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề
Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu và cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động từ 1/1/2021. Bước sang năm 2021, nhiều quy định về chế độ hưu trí sẽ có sự điều chỉnh, người lao động cần nắm vững quy định để tính hưởng quyền lợi khi nghỉ hưu.

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: