Không đóng bảo hiểm chi phí lương có được trừ
Không đóng bảo hiểm có được tính vào chi phí hợp lý? Chi phí lương không đóng hiểm có được là chi phí được trừ hay không? Kế toán Thiên Ưng xin tổng hợp các quy định về chi phí lương không đóng BHXH mới nhất hiện hành.
Quy định của Luật thuế TNDN quy định chi phí tiền lương cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ tài chính (đã được cập nhật: sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định cụ thể như sau:
———————————————————————–
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ 9: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2018, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2019 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2018 là 7 tỷ đồng thì DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2019) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2019 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm: Tiền lương giám đốc công ty TNHH MTV không được trừ
—————————————————————————
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
————————————————————————-
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;
Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể
Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc)
Xem thêm: Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên
—————————————————————————-
KẾT LUẬN:
– Hiện tại quy định về Luật thuế TNDN không có quy định về việc Chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm có được trừ hay không được trừ.
– Chỉ quy định “Các khoản chi mua Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động” nếu DN không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về Bảo hiểm bắt buộc -> Sẽ không được trừ.
————————————————————————————————————-
Tham khảo trước đó:
Theo Công văn 3884/TCT-CS ngày 18/11/2013 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế Tỉnh Hà Nam:
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 3884/TCT-CS V/v chính sách thuế TNDN |
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hà Nam
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1869/CT-TTR ngày 23/7/2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm xã hội khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Khoản 1 Điều 6 Chương II Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1 Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
– Điểm 2.5 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
…
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
Căn cứ các quy định nêu trên, các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và không thuộc các khoản quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế liên quan đến chi phí tiền lương, cơ quan thuế cần kiểm tra cụ thể chứng từ chi tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động và việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động để có đủ căn cứ xử lý về thuế theo quy định, ngăn chặn, xử lý trường hợp doanh nghiệp cố tình khai khống chi phí tiền lương để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Hà Nam được biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ PC-TCT; – Lưu: VT, CS (2b) |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
Xem thêm: Chi phí tiền lương hợp lý
Chú ý:
– Mức phạt chậm đóng BHXH – Không đóng BHXH – Lãi chậm nộp tiền BHXH …Cũng rất cao nhé.
Xem thêm: Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội
—————————————————————————————–
Đại lý Thuế 247 xin chúc các bạn thành công!