Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04–TSCĐ theo Thông tư 133 và 200
Hướng dẫn cách lập biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133 và 200 – Mẫu 04-TSCĐ, Nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.
I. Mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ:
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 133: TẢI VỀ
Tải mẫu Biên bản đánh giá lại TSCĐ theo Thông tư 200: TẢI VỀ
2. Cách lập BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Mục đích:
– Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.
Xem thêm: Thủ tục thanh lý Tài sản cố định
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi:
Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.
Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.
Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.
Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.
Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ
———————————————————–