Mức phạt mất hóa đơn GTGT đầu ra – đầu vào

Mức xử phạt khi làm mất hóa đơn GTGT bán hàng, mức phạt mất hóa đơn đầu vào – Đầu ra chưa kê khai – đã kê khai, mức phạt mất hóa đơn liên 1, liên 2, hóa đơn đã lập, chưa lập, đã thông báo phát hành, chưa thông báo phát hành … theo quy định mới nhất hiện hành.

Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020 quy định cụ thể như sau:
———————————————————————————————–
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:
Tùy từng trường hợp và có Tình giảm nhẹ hay Tăng nặng: -> Mà mức phạt sẽ khác nhau (nếu không sẽ phạt ở mức trung bình trong khung), cụ thể như sau:
– Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

– Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể như sau:
+) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục hóa đơn là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó.
+) Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
+) Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Xem thêm: Quy định về tình giảm giảm nhẹ tăng nặng
———————————————————————-
Các mức phạt làm mất hóa đơn cụ thể như sau:
I. Mức phạt hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập:

Mức phạt Hành vi vi phạm
1. Phạt
cảnh cáo
 
– Đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt từ 1.000.000
đến 4.000.000
– Đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt từ 4.000.000

đến 8.000.000

– Đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn 
quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định;
b) Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

————————————————————————————
II. Mức phạt làm mất, cháy, hỏng hóa đơn:

Mức phạt Hành vi vi phạm
1. Phạt
cảnh cáo
 – Đối với một trong các hành vi sau đây:
  a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
Nghĩa là: Làm mất hóa đơn 
liên 1, liên 3 … đã lập trong quá trình sử dụng, đã kê khai thuế và có tình tiết giảm nhẹ.b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đãlập saiđã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
2. Phạt từ

3.000.000
đến 5.000.000
– Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
– Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Nghĩa làLàm mất liên 2 trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt từ

4.000.000
đến 8.000.000
– Đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn 
đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn 
đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
– Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Lưu ý: 
– Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 nêu trên do lỗi của 
bên thứ ba, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
– Người bán hoặc người mua và bên thứ ba lập biên bản ghi nhận sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
 
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữtrừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 nêu trên.

——————————————————————————-
Chú ý: Trước ngày 5/12/2020 thì quy định xử phạt làm mất hóa đơn được căn cứ như sau:
– Theo Thông tư 10/2014/TT-BTC.
– Thông tư 176/2016/TT-BTC
– Nghị định 49/2016/NĐ-CP

Nguyên tắc áp dụng và hình thức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
– Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó.
-> Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa.

Ví dụ: Mức phạt mất hóa đơn liên 2 là từ 4 đến 8 tr đồng.
– Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ: => Mức trung bình là 6 tr đồng.

– Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.
– Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
– Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.
(Căn cứ theo điều 3 Theo Thông tư 10/2014/TT-BTC)
—————————————————————————————————
1. Mức phạt mất hóa đơn bán hàng mua của cơ quan thuế:

Không xử phạt – Nếu làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai báo với thuế trong vòng 5 ngày.
Phạt cảnh cáo – Nếu mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 và có tình tiết giảm nhẹ.
– Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt 6.000.000 đồng.
Phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000 -Nếu mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10

—————————————————————————————————–
2. Mất hóa đơn GTGT đặt in chưa làm thông báo phát hành hóa đơn:

Không xử phạt – Nếu khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày, kể từ ngày mất, cháy, hỏng.
Phạt cảnh cáo – Nếu khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10, kể từ ngày mất. và có tình tiết giảm nhẹ.
– Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt. (tức là 6.000.000)
Phạt từ:
6.000.00 đến
18.000.000
– Nếu khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày mất, cháy, hỏng.

———————————————————————————————–
3. Mức phạt mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành:

Phạt cảnh cáo:  – Nếu người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
Phạt từ: 4.000.000 đến

 8.000.000

– Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng – Liên 2) nhưng khách hàng chưa nhận được hoá đơn khi hoá đơn chưa đến thời gian lưu trữ hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

(Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.)

– Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng – Liên 2), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt (tức là 4.000.000);
– Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

– Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

– Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.

– Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.

Chú ý: (có 2 ý)
– Nếu bị mất hóa đơn (Liên 2: Liên giao khách hàng) mà bị cướp giật và có xác nhận của Công an thì sẽ không bị xử phạt.
Chi tiết xem tại đây: Mất hóa đơn bị cướp giật không xử phạt
Mức phạt mất hóa đơn liên 1, 3 …
– Nếu làm mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng (tức là mất liên 1, liên 3 … liên lưu nội bộ), trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán. -> Phạt từ 5.000.000 – 10.000.000.

Theo Công văn số 1812/TCT-CS ngày 8/5/2019 của Tổng cục Thuế:
– Trường hợp mất liên 1 hoặc liên 3 của hóa đơn đã phát hành, đã lập thì bị xử phạt theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;
b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ;
Chi tiết xem tại đây: Mức phạt mất chứng từ kế toán
————————————————————————–
4. Mức phạt mất hóa đơn đầu vào:
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi:
– Làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng – Liên 2) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.
– Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt (tức là 4tr);
-> Nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
– Trường hợp người mua tìm lại được hoá đơn đã mất và báo cáo lại với cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
– Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hoá đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hoá đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hoá đơn.
– Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua theo quy định tại khoản này.
– Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.(xem chi tiết “Mức phạt mất chứng từ kế toán” bên trên nhé)
———————————————————————————–
-> Để kê khai, hạch toán các hóa đơn đầu vào bị mất (được kê khai khấu trừ, được hạch toán vào chi phí hợp lý)….
=> Các bạn xem chi tiết tại đây: Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT

Kế toán 247 xin chúc các bạn thành công!

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: