Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019

Hướng dẫn cách tính thuế TNDN năm 2019 chi tiết: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý, cách tính thuế TNDN phải nộp cuối năm theo các Thông tư, Nghị định … mới nhất.

Các văn bản mới nhất về thuế TNDN hiện nay:
– Luật số 32/2013/QH13 ngày 19//2013.
– Nghị định Số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013.
– Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.
– Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
– Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014.
– Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.
– Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2018.
—————————————————————————————–
Hàng quý DN tự tính tạm nộp tiền thuế TNDN, không phải nộp Tờ khai:
“Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng
quý.” (Theo điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC)
—————————————————————————————————-
Cách tính thuế TNDN phải nộp cụ thể như sau:
– Cách tính thuế TNDN tạm tính phải nộp theo quý và thực nộp cuối năm cũng đều theo Công thức dưới đây nhé:
Căn cứ theo Điều 1, 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3, 4 Thông tư 78/2014/TTBTC quy định:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = { Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) } x Thuế suất thuế TNDN

(Quy định về việc trích lập quỹ KHCN, mức trích… các bạn xem tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016)

=> Như vậy: Nếu DN (Không trích lập quỹ KH&CN) thì Thuế TNDN phải nộp như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Bước 1: Cách xác định “Thu nhập tính thuế” và Thuế suất thuế TNDN” cụ thể như sau:
—————————————————————————————————
1. Cách xác định thu nhập tính thuế TNDN:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế { Thu nhập được miễn thuế  + Các khoản lỗ được kết chuyển }

———————————————————————————————————
Bước 2: Cách xác định “Thu nhập chịu thuế” , “Thu nhập được miễn thuế” và “Các khoản lỗ được kết chuyển” cụ thể như sau:
a. Cách xác định thu nhập chịu thuế:
– Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.
Chi tiết xem tại đây: Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN
———————————————————————————————
Bước 3: Cách xác định “Doanh thu” , “Chi phí được trừ” và ” “Các khoản thu nhập khác” cụ thể như sau:
+) Cách xác định doanh thu để tính thuế TNDN:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Chi tiết các bạn xem tại đây: Doanh thu để tính thuế TNDN

+) Các khoản chi phí được trừ:
– Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TTBTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Xem chi tiết tại đây: Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

+) Các khoản thu nhập khác:
– Như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Lãi tiền gửi, cho vay; Tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng; Hàng cho, biếu tặng nhận được …Chi tiết các bạn xem tại phần “Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN” bên trên nhé.
———————————————————————————–
b. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN:
Chi tiết xem tại đây: Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN
————————————————————————————–
c. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:
Cách xác định lỗ và chuyển lỗ:
– Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
————————————————————–
Ví dụ: Năm 2018 Kế toán 247 có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng
– Năm 2019 có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng.
=> Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2018 là 10 tỷ đồng, phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2019. (vì số lỗ nhỏ hơn số lãi)

Ví dụ: Năm 2018 có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng.
– Năm 2019 có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng.
=> Thì:
+ Phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2019; (Vì số lỗ được chuyển tối đa bằng = số lãi năm nay)
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2018 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
————————————————————–
– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó.
-> Khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
——————————————————————–
– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.
Chi tiết xem tại đây: Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN
———————————————————————
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:
Từ ngày 1/1/2016 trở đi:
– Tất cả các DN sẽ áp dụng mức thuế suất là 20%
Lưu ý: Có 1 số DN đặc thù có thể thuế sẽ là 32%, 50% và có những DN được ưu đãi về thuế TNDN chỉ còn 10% …
Chi tiết xem tại đây: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
————————————————————————————————-
Chú ý: Những DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp các bạn cũng tính thuế TNDN như trên nhé (Không phải DN kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp là kê khai thuế TNDN theo pp trực tiếp nhé)
=> (Nếu muốn kê khai thuế TNDN theo pp trực tiếp thì các bạn phài làm công văn gửi lên thuế, thuế đồng ý thì mới được làm nhé). Cách tính như sau:

Cách tính thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp:
– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Ví dụ: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).
->: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

– Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.

Ví dụ: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
-> Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.
(Căn cứ theo điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
———————————————————————————————–
3. Ví dụ về Cách tính thuế TNDN tạm tính quý và cuối năm:
Ví dụ Kế toán 247 có số liệu như sau:
Năm 2018: Lỗ 50.000.000
Năm 2019: Số liệu như sau:
– Doanh thu hoạt động bán hàng, dịch vụ là (TK 511): 500.000.000
– Doanh thu từ hoạt động Tài chính (Lãi tiền gửi) (TK 515): 6.000.000
– Chi phí giá vốn (TK 632): 200.000.000
– Chi phí bán hàng (TK 641, nếu theo TT 133 là TK 6421) : 80.000.000
– Chi phí quản lý (TK 642, nếu theo TT 133 là TK 6422): 90.000.000
– Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay) (TK 635): 5.000.000
– Thu nhập khác (Tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng) (TK 711): 10.000.000
– Chi phí khác (TK 811): 10.000.000 (Trong đó có: Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 và 6.500.000 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng với khách hàng)
Cách tính thuế TNDN năm 2019 như sau:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác. = 500.000.000 + 6.000.000 – (200.000.000 + 80.000.000 + 90.000.000 + 5.000.000 + 6.500.000) + 10.000.000
= 506.000.000 – 381.500.000 + 10.000.000 = 134.500.000
(Do Khoản Tiền phạt chậm nộp thuế: 3.500.000 KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Nên sẽ bị loại ra)
-> Thu nhập tính thuế = 134.500.000 – 50.000.000 = 84.500.000
(Do Thu nhập tính thuế (Có lãi) lớn hơn Số lố năm trước “50tr” -> Nên được chuyển toàn bộ số lỗ năm 2018 sang năm 2019).
-> Chi tiết cách chuyển lỗ trên phụ lục 03-A2/TNDN -> các bạn xem lại phần c
“Cách chuyển lỗ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN” bên trên.
=> Thuế TNDN năm 2019 = 84.500.000 x 20% = 16.900.000

Chú ý: Khoản chi phí KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN -> Các bạn vẫn phải hạch toán và kết chuyển như bình thường (Vì đây là chi phí kế toán)
-> Còn việc Không được trừ thì các bạn có thể lập 1 bảng Excel để theo dõi bên ngoài:
– Khi lập tờ khai Quyết toán thuế TNDN cuối năm thì sẽ nhập vào Chỉ tiêu B4.
– Còn khi tạm tính thuế TNDN Qúy thì dựa vào bảng Excel đó để trừ đi khi tính thuế TNDN như ví dụ trên nhé)
Xem thêm: Cách hạch toán chi phí thuế TNDN
———————————————————————————–
Chú ý khi Tạm tính thuế TNDN theo quý:
– Hàng quý mặc dù không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính -> Nhưng DN vẫn phải tự tính số tiền thuế TNDN để tạm nộp cho cơ quan thuế. -> Chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
=> Nhưng phải chú ý những vấn đề sau (Có 3 trường hợp xảy ra):

1. Trường hợp Tổng số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20%. (giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán)
=> Mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ 1:
– Năm 2019, Kế toán 247 đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi lập Tờ khai quyết toán năm: Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng.
-> Tăng 10 triệu đồng
-> 20% của số phải nộp theo Quyết toán là: 90tr x 20% = 18tr
=> Như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20%. (10tr < 18tr) => Doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó theo thời hạn quy định (Tức là hạn nộp Tờ khai quyết toán năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
=> Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp.
———————————————————————————–
2. Trường hợp Tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên.
= > Thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán, tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ 2:
– Năm 2019 (có năm tài chính trùng với năm dương lịch) đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm: Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng.
-> Tăng 30 triệu đồng.
-> 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
=> Như vậy phần chênh lệch giữa số tạm nộp và theo quyết toán năm là > 20% (30tr > 22tr)
– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó DN sẽ phải nộp và tính như sau:
– Doanh nghiệp phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng.
– Đồng thời, doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2020) -> Đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.
– Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2020) đến ngày thực nộp số thuế này.
—————————————————————————
Cùng với Ví dụ 2 bên trên:
– Nếu trong năm 2021, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế tại doanh nghiệp và phát hiện số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2019 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp doanh nghiệp đã khai trong hồ sơ quyết toán).
-> Đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp theo quy định (kể từ ngày 1/4/2020 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.
———————————————————————–
3. Trường hợp Tổng số tạm nộp trong kỳ Lớn hơn số phải nộp theo Quyết toán:
Ví dụ 3:
– Năm 2019, Doanh nghiệp đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.
-> Tức là DN đang nộp thừa 10tr đồng.
=> Thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.
Xem thêm: Cách lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN
—————————————————————————

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: