Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt
“Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt?” Để được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đối với các hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Bao gồm cả thuế GTGT). Thì theo điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ngoài có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hợp lý thì sẽ phải thanh toán không dùng tiền mặt.
Vậy sau đây Đại lý Thuế 247 xin chia sẻ cụ thể với các bạn vấn đề Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt.
I. Cơ sở pháp lý về Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt.
– Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về “Điều kiện khấu trừ thuế GTGT”. TT219 được sửa đôi, bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC. (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi TT 119/2014/TT-BTC và 151/2014/TT-BTC).
– Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. – Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất, khoản 3, Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC. (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi các TT 119/2014/TT-BTC, 151/2014/TT-BTC, 26/2015/TT-BTC).
II. Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt?
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Bao gồm:
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.
1. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng là như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC. Thì:
“Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật….”
Ví dụ: Các chứng từ chứng minh việc chuyển tiền qua ngân hàng. Như: Séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử)…
Ta thấy rằng so với Thông tư 26/2015/TT-BTC. Thì tại Thông tư 173/2016/TT-BTC ĐÃ BỎ QUY ĐỊNH tài khoản của bên mua và bên bán phải đăng ký và thông báo với cơ quan thuế.
Trước đây, DN phải đăng ký thông tin tài khoản với cơ quan thuế mới được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý.
NHƯNG kể từ ngày thông tư này (173/2016/TT-BTC) có hiệu lực – ngày 15/12/2016. Thì tài khoản ngân hàng của DN không cần đăng ký và thông báo với cơ quan thuế vẫn được khấu trừ và được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
2. Các hình thức thanh toán khác. Bao gồm:
– Thứ nhất. Mua HHDV theo hình thức bù trừ giữa giá trị HHDV mua vào và giá trị HHDV bán ra, vay mượn hàng.
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí hợp lý.
+ Phương thức thanh toán này phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.
+ Phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ.
Ngoài ra còn cần các giấy tờ như phiếu xuất nhập kho, biên bản giao nhận.
+ Nếu bù trừ công nợ qua bên thứ 3: Phải có biên bản công nợ của 03 (ba) bên.
=> Các giấy tờ này sẽ làm căn cứ để khấu trừ thuế.
– Thứ 2. Mua HHDV theo hình thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền, cấn trừ công nợ qua người thứ 3.
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí hợp lý:
+ Phương thức này quy định cụ thể trong hợp đồng.
+ Phải có hợp đồng vay mượn tiền dưới hình thức văn bản.
+ Phải có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền.
(Bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị HH, DV mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ).
– Thứ 3: Mua hàng hoá dịch vụ được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng.
(Bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định).
Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí hợp lý:
+ Việc thanh toán uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ 3 này phải được quy định cụ thể trong hợp đồng bằng văn bản.
+ Bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của Pháp luật.
Lưu ý.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
– Thứ tư: Mua HH, DV được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Dưới đây là một số ví dụ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt.
Ví dụ 1: Công ty Y ký kết hợp đồng mua hàng với công ty X. Hình thức thanh toán cho công ty X là bằng tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên Công ty X đang nợ khoản tiền thuế, phí phải nộp Ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty X do Công ty Y đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế. Thì khi Công ty Y chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng. Số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai, khấu trừ thuế GTGT.
Ví dụ 2: Công ty A mua hàng của công ty B, trị giá lô hàng là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên Công ty B đang nợ Công ty A số tiền là 30.000.000 đồng. Do đó hai bên thực hiện ký kết hợp đồng và trong hợp đồng có quy định rõ là sẽ bù trừ số công nợ này và phần còn lại sẽ thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Hai bên có chứng từ đầy đủ bộ chứng từ như hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho, biên bản giao nhận, ủy nhiệm chi thanh toán qua ngân hàng…. Thì Công ty A được khấu trừ thuế GTGT của cả lô hàng trị giá 100.000.000 đồng này.
MỘT SỐ LƯU Ý đối với bài viết Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt
– Đối với mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Hoặc trường hợp mua nhiều lần trong cùng một ngày của cùng một nhà cung cấp. Nếu tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ từ 20 TRIỆU ĐỒNG TRỞ LÊN.
Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào được tính vào chi phí hợp lý.
Thì:
+ Phải có hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. (và thỏa mãn nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT).
+ Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ 20 triệu đồng trở lên. Doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn GTGT và chứng từ thanh toán qua ngân hàng để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng. => Thì DN vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Đến khi thanh toán nếu DN không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
=> Thì phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt. (Kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
– Tài khoản của bên mua và bên bán phải mang tên Công ty. Đối với trường hợp là doanh nghiệp tư nhân thì tài khoản có thể mang tên chủ DN. Cụ thể:
+ Bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua (mang tên công ty, hoặc của chủ DN tư nhân) sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân. Hoặc
+ Bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán (mang tên tài khoản công ty, hoặc tên chủ DN tư nhân).
Thì hai trường hợp này cũng được xem là thanh toán qua ngân hàng. (Thanh toán không dùng tiền mặt).
– Nếu chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán. Hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định. => Sẽ KHÔNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ thuế GTGT.
Qua bài viết này Đại lý Thuế 247 hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết này giúp các bạn nắm bắt được quy định trong việc đủ điều kiện để khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đưa giá trị hàng hóa, dịch vụ vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.