Những điểm mới của Thông tư 119/2014/TT-BTC
Ngày 26/8/2014 Bộ tài chính ban hành Công văn 3609/TCT-CS giới thiệu các nội dung mới của Thông tư 119/2014/TT-BTC. Đại lý Thuế 247 xin tổng hợp những điểm mới của Thông tư 119/2014/TT-BTC.
I. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 156/2013/TT-BTC:
1. Ban hành các mẫu biểu mới theo Thông tư 119 gồm:
a. Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT kê khai theo phương pháp khấu trừ.
b) Mẫu Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT.
c) Mẫu Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT.
d) Mẫu Tờ khai thuế GTGT 03/GTGT dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
đ) Mẫu Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT
e) Mẫu Thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà, đất mẫu số 01-1/LPTB
g) Mẫu Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 11/KK-TNCN dành cho cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản.
2. Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC về hồ sơ khai thuế, theo đó:
Bãi bỏ các bảng kê sau trong hồ sơ khai thuế GTGT:
– Bảng kê hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% (mẫu số 01- 3/GTGT).
– Bảng kê phân bổ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ mua vào được khấu trừ trong kỳ (mẫu số 01-4A/GTGT).
– Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm (mẫu số 01-4B/GTGT).
– Bảng kê số lượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy bán ra (mẫu số 01-7/GTGT)
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, d, đ và e khoản 8 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TTBTC như sau:
– Bổ sung hướng dẫn về việc kê khai tổng hợp, không phải kê khai theo từng hóa đơn đối với “hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.
4. Sửa đổi, bổ sung nội dung về khai, nộp thuế TNCN tại Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
a) Bổ sung hướng dẫn tại điểm b.2.1, khoản 2 Điều 16 như sau:
– Nếu DN không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do DN đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.
5. Cách xác định số thuế hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng, nghỉ kinh doanh, cụ thể:
– Nếu Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) tháng (từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế phải nộp của quý; nếu nghỉ liên tục trọn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế phải nộp của quý.
– Nếu Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng.
Xem thêm: Cách tính thuế TNCN cho hộ kinh doanh cá thể khoán
6. Bổ sung về sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế đối với hộ, cá nhân có tài sản cho thuê như sau:
– Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm < 100 triệu đồng hoặc trung bình một tháng < 8,4 triệu đồng thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ.
DN sử dụng Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn để hạch toán vào chi phí.
Tải về: Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn
II. Bổ sung Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
– Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia”.
Xem thêm: Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài
III. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
1. Nếu DN nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại, thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 về giá tính thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, cụ thể:
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
+ Trường hợp DN tự sản xuất, xây dựng TSCĐ (TSCĐ tự làm) để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên TSCĐ tự làm được kê khai, khấu trừ.
+ Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ: Đơn vị A là DN sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thì không phải tính nộp thuế GTGT. Ví dụ: Đơn vị B chuyên sản xuất hàng may mặc, có phân xưởng sợi và phân xưởng may. DN xuất sợi thành phẩm từ phân xưởng sợi cho phân xưởng may để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải tính và nộp thuế GTGT.
Ví dụ: DN C tự xây dựng nhà nghỉ giữa ca cho công nhân ở trong khu vực sản xuất kinh doanh. DN không có đơn vị, tổ, đội trực thuộc thực hiện hoạt động xây dựng này. Khi hoàn thành, nghiệm thu nhà nghỉ giữa ca, DN không phải lập hoá đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nhà nghỉ giữa ca được kê khai, khấu trừ.
Ví dụ: Công ty Y chuyên sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Lưu ý: Những DN có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông không phải tính thuế GTGT đầu ra, DN phải có văn bản quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 12 về đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT như sau:
– DN mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
– Bỏ mức khống chế 1 tỷ đồng về tài sản cố định, máy móc, thiết bị… đầu tư, mua sắm của doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, cụ thể:
– DN mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. => Những DN trên phải gửi Thông báo đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo mẫu số 06/GTGT , chậm nhất là ngày 20/12 của năm trước liền kề.
Chú ý: Những DN thành lập trước ngày 1/9/2014 và hoạt động không đủ 12 tháng: Vẫn phải kê khai theo pp trực tiếp đến hết năm 2014. Kết thúc năm căn cứ: Tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai
thuế GTGT của các tháng hoạt động chia (:) số tháng hoạt động (x) 12 tháng.
Ví dụ: Công ty A thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2014, kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp đến hết tháng 11/2014. Sau đó xác định doanh thu như sau:
– Lấy chỉ tiêu tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế các tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 chia (:) 8 tháng, sau đó nhân với (x) 12 tháng.
+ Nếu > 1 tỷ thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ từ ngày 1/1/2015 và cho hai năm 2015, 2016.
+ Nếu < 1 tỷ đồng thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp (năm 2015, 2016), (nếu muốn kê khai khấu trừ thì có thể làm thông báo theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013).
Xem thêm: Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
5. Bỏ quy định phải ghi chú trên Bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào (mẫu số 01- 2/GTGT) về thời hạn thanh toán theo hợp đồng đối với hợp đồng thanh toán trả chậm.
6. Bỏ hóa đơn xuất khẩu thay bằng hóa đơn thương mại, cụ thể:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, sử dụng hóa đơn thương mại để thay thế hóa đơn xuất khẩu.
– Xuất khẩu hàng hóa vào khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
IV. Sửa đổi mẫu Giấy nộp tiền vào NSNN (mẫu C1-02/NS và C1-03/NS)
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước Mẫu C1-02/NS
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ Mẫu C1-03/NS
V. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
1. Bổ sung hướng dẫn về thay thế liên 1 hóa đơn bằng Bảng kê đối với một số ngành, lĩnh vực, cụ thể:
– Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hoá đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hoá đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”
2. Bổ sung hướng dẫn về lập hóa đơn đối với tiêu thức “đơn vị tính”:
– DN sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm kế toán của công ty mẹ là Tập đoàn đa quốc gia thì được sử dụng bằng tiếng Anh.
– Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
3. Doanh nghiệp mới thành lập không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng như trước đây nữa.
VI. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 về Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Tại Thông tư có hướng dẫn rõ đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp và có các ví dụ. Cụ thể tại Thông tư hướng dẫn như sau:
“b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.
2. Bổ sung hướng dẫn tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với trường hợp mua hàng hóa dịch vụ có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn (theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6)
như sau:
– Nếu DN mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì DN căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của DN để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
– Nếu DN mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.
3. Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về ưu đãi thuế TNDN đối với dự án có quy mô lớn, theo đó sửa đổi tiêu chí về dự án quy mô lớn phù hợp với quy định của Luật Thuế TNDN và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
_______________________________________________