Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao

Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Đặng Quang Phương; Lê Thế Tiệm; Hoàng Nghĩa Mai
Ngày ban hành: 27/08/2010 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Chính sách , Tư pháp-Hộ tịch

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Để thi hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ về điều tra bổ sung. Trong đó có các điểm đáng lưu ý như:
“Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án bao gồm: Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không”; Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”; Chứng cứ để chứng minh “Ai là người thực hiện hành vi phạm tội”… Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án nếu Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử), Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng mà xét thấy không thể bổ sung tại phiên tòa được. Không trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không thể thu thập được.
Cụm từ “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS được giải thích là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.
Nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát, Tòa án phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung và phải kịp thời ra quyết định, không được để hết thời hạn quyết định truy tố hoặc hết thời hạn chuẩn bị xét xử mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Ngoài ra Thông tư liên tịch còn quy định các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung do có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác, có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; Thời hạn trả hồ sơ; Thời hạn điều tra bổ sung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC tại đây

Author

Đại lý thuế 247

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: