Tỷ lệ trích các khoản theo lương 2020 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Tỷ lệ trích bảo hiểm 2020 mới nhất: Quy định về tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT, BHTN, KPCĐ; Tỷ lệ trích nộp bảo hiểm của Doanh nghiệp và của người lao động… cụ thể như sau:

1. Tỷ lệ trích bảo hiểm năm 2020 cụ thể như sau:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản theo lương áp dụng từ ngày 1/1/2020 trở đi:

Các khoản Bảo hiểm trích theo lương Trích vào Chi phí của DN Trích vào lương của NLĐ Tổng
1. Bảo hiểm xã hội

(BHXH)

17,5% 8% 25,5%
2. Bảo hiểm y tế

(BHYT)

3% 1,5% 4,5%
3. Bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN)

1% 1% 2%
Tổng các khoản BH 21,5% 10,5% 32%
4. Kinh phí công đoàn

(KPCĐ)

2% 2%
=> Tổng các khoản:
Bảo hiểm + Công đoàn
23,5% 10,5% 34%

Trong khoản trích BHXH: 17,5% trích vào DN (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)
Như vậy:
– Hàng tháng DN phải đóng cho:
Cơ quan BHXH Quận, huyện là: 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN). (Trong đó: Trích vào Chi phí của DN là: 21,5% và trích vào tiền lương của người lao động là: 10,5%)
Liên đoàn lao động Quận, huyện là: 2% (KPCĐ)
-> Trên Tổng quỹ tiền lương hàng tháng mà DN chi trả cho người lao động tham gia BHXH.
Xem thêm:► Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
————————————————————————————————
2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHTN, BHYT 2020:
– Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017: Mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT BLĐTBXH.
– Từ ngày 01/01/2018 trở đi (hiện tại năm 2020 đang áp dụng), tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Chi tiết mức lương, các khoản phụ cấp phải đóng BHXH và không phải đóng BHXH xem tại đây:
Mức lương và các khoản phụ cấp lương phải đóng BHXH
————————————————————————————————
Chú ý 1:
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể:
– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
– Riêng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
———————————————————————–
Chú ý 2:
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
=> Cách xác định mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở như sau:
———————————————————————
a. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cụ thể như sau:
– Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cụ thể như sau:

Mức lương tối thiểu vùng 2020   Vùng   
4.420.000 đồng/tháng vùng I
3.920.000 đồng/tháng vùng II
3.430.000 đồng/tháng vùng III
3.070.000 đồng/tháng vùng IV

=> Theo quy định trên thì Mức lương đóng BHXH thấp nhất đối với những người đã qua đào tạo, học nghề như sau:

Mức lương tối thiểu năm 2020 Vùng
4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 Vùng I
3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400 Vùng II
3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100 Vùng III
3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 Vùng IV

Ví dụ 1: Kế toán 247 hoạt động tại Hà Nội (tức là thuộc Vùng 1) thì cách xác định mức lương tối thiểu để đóng BHXH như sau:
– Những người lao động làm công việc hoặc chức danh giả đơn nhất thì mức lương tối thiểu tham gia BHXH là: 4.420.000
– Những người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề thì mức lương tối thiểu tham gia BHXH là: 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400.

Ví dụ 2: Kế toán Thiên Ưng tham gia BHXH cho bạn nhân viên kế toán với mức lương là: 5.000.000 đ/tháng (đảm bảo đúng quy định là lớn hơn 4.729.400)
=> Tỷ lệ trích nộp Bảo hiểm hàng tháng như sau:
– Nộp cho Cơ quan BHXH Quận, huyện là: 5.000.000 x 32% = 1.600.000 đ
(Trong đó: Trích vào Chi phí của DN là: 21,5% = 1.075.000 đ và trích vào tiền lương của người lao động là: 10,5% = 525.000).
– Nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là: 5.000.000 x 2% = 100.000đ (Trích vào chi phí của DN).
Chi tiết xem thêm:► Mức lương tối thiểu vùng năm 2020.
———————————————————————————————
b. Mức lương cơ sở năm 2020:
– Từ ngày 1/7/2017 đến ngày 30/6/2018 là: 1.300.000.
– Từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/6/2019 là: 1.390.000 đồng/tháng.
– Từ ngày 1/7/2019 đến ngày 30/6/2020 là: 1.490.000 đồng/tháng.
– Từ ngày 1/7/2020 trở đi là: 1.600.000 đồng/tháng.
=> Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2020 từ ngày 1/7/2020 là = 1.600.000 x 20 lần = 32.000.000
Xem thêm:► Mức lương cơ sở năm 2020.

Lưu ý:
– Trường hợp: Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.
————————————————————————————————-
3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về cụ thể như sau:
1. Đóng hằng tháng
– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
-> Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần.
-> Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn
– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

Nếu bạn chưa biết làm thủ tục tham gia bảo hiểm như thế nào, thì có thể xem chi tiết tại đây: ► Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm hiểm xã hội

ID: 3702424301

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: