Thông tư 41/2010/TT-BCA của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/07/2006 và Nghị định số 22/2009/NĐ-CP ngày 24/02/2009 về việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong Công an nhân dân
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 41/2010/TT-BCA | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Lê Hồng Anh |
Ngày ban hành: | 04/11/2010 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | An ninh trật tự , Vi phạm hành chính |
Quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Ngày 04/11/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư số 41/2010/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 70/2006/NĐ-CP ngày 24/07/2006 và Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 24/2/2009 về quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong Công an nhân dân.
Theo đó, việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong Công an nhân dân phải tuân thủ các nguyên tắc về quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 3 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP. Trong đó, nơi quản lý tang vật phải đảm bảo an toàn, khô thoáng, được quản lý nghiêm ngặt, sắp xếp hợp lý, tránh nhầm lẫn, mất mát, ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người. Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện ở ngoài trời thì phải bố trí mái che phương tiện chống mưa nắng khác.
Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người ra quyết định tạm giữ. Trong đó, người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người có phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi nhận trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Người đến nhận phải kiểm tra chủng loại, số lượng, trọng lượng… của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Đồng thời phải lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Khi phương tiện đã hết hạn tạm giữ mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận lại tang vật, phương tiện thì người có quyền tịch thu phải thông báo ít nhất hai lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tịch thu. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng mà không có người đến nhận thì người có thẩm quyền phải tra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện đó theo quy định của pháp luật.
Mức phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, việc thu nộp, quản lý và sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 mục II Thông tư 19/2007/TT-BTC.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2010.
Xem chi tiết Thông tư 41/2010/TT-BCA tại đây