Cách kê khai thuế GTGT theo quý hoặc theo tháng
Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT theo quý hoặc hàng tháng; Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ hoặc Trực tiếp; Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý, tháng; Cách xác định kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trực tiếp.
Các văn bản mới nhất đang áp dụng theo Luật thuế GTGT:
– Luật số 31/2013/QH13.
– Thông tư 156/2013/TT-BTC.
– Thông tư 219/2013/TT- BTC.
– Thông tư 119/2014/TT- BTC.
– Thông tư 151/2014/TT-BTC.
– Thông tư 26/2015/TT-BTC
– Thông tư 173/2016/TT-BTC.
– Thông tư 93/2017/TT-BTC.
————————————————————————————————–
CẦN CHÚ Ý:
– Trước khi kê khai thuế GTGT các bạn phải tự xác định những vấn đề sau:
– DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp
– DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT và theo tháng hay theo quý.
-> Mỗi phương pháp kê khai sẽ áp dụng Mẫu tờ khai khác nhau, cách tính thuế GTGT sẽ khác nhau -> Cách xác định cụ thể như sau:
————————————————————————————————-
A. Cách xác định kê khai thuế GTGT theo Quý hay tháng:
I. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo Quý:
Theo điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định: Đối tượng khai thuế GTGT theo quý cụ thể như sau:
Nếu DN đang hoạt động:
– Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Nếu DN mới thành lập:
– Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý.
=> Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.
Ví dụ 1:
– Cty A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2020 thì năm 2020 Cty thực hiện khai thuế GTGT theo quý.
-> Cty căn cứ vào doanh thu của năm 2020 (đủ 12 tháng của năm dương lịch xác định năm 2021 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý.
Ví dụ 2:
– Cty B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2019 thì năm 2019, 2020 Cty B thực hiện khai thuế GTGT theo quý.
-> Cty căn cứ vào doanh thu của năm 2020 (đủ 12 tháng) để xác định năm 2021 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý.
———————————————————————————-
II. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo Tháng:
– Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng thì kê khai thuế GTGT theo tháng.
——————————————————————————-
III. Cách xác định doanh thu:
Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý
– Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).
– Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.
—————————————————————————————–
Lưu ý: Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
– Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
—————————————————————————–
IV. Chu kỳ kê khai theo tháng/Qúy:
Thời kỳ khai thuế theo quý:
– Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm.
-> Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
– Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016.
► Chi tiết: Cách xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý
————————————————————————————————————
Sau khi đã xác định xong DN mình kê khai theo phương pháp Khấu trừ hay Trực tiếp
-> Tiếp đó các bạn xác định xem DN mình kê khai theo Qúy hoặc Tháng, cụ thể như sau:
——————————————————————————-
B. Cách xác định kê khai thuế GTGT khấu trừ hay Trực tiếp:
I. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định phương pháp Khấu trừ thuế GTGT:
1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với DN thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
a) DN đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp).
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp).
Như vậy: Có 2 đối tượng được kê khai thuế GTGT theo pp Khấu trừ đó là: DN có Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và DN đăng ký tự nguyện.
2. Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau:
Doanh thu hàng năm do DN tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên:
– Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT.
– Hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT.
– Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục.
——————————————————————————————-
3. DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ:
Theo điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC và Công văn 4253/TCT-CS quy định:
“Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).”
———————————————————————————
Như vậy, kể từ ngày 05/11/2017:
=> Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể:
– Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế.
– Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế.
Lưu ý: Nếu DN đang kê khai theo pp trực tiếp nhưng có Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên thì phải kê khai theo pp khấu trừ – Không được kê khai theo pp Trực tiếp (Căn cứ theo quy định bên trên)
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:
– Trường hợp Công ty của Độc giả (sau đây gọi tắt là Công ty) mới thành lập vào tháng 3 năm 2019 và đã gửi tờ khai mẫu 01/GTGT tới cơ quan thuế quản lý theo quy định và đã được cơ quan thuế Thông báo chấp thuận nội dung đăng ký thì Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho năm 2019.
-> Đến hết năm 2019 (năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập), Công ty thực hiện xác định lại tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT năm 2019 theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC:
+) Trường hợp doanh thu theo cách xác định nêu trên từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế ổn định trong 02 năm tiếp theo (năm 2020, 2021).
+) Trường hợp doanh thu theo cách xác định nêu trên dưới 1 tỷ đồng và không tiếp tục đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì Công ty gửi tờ khai mẫu 04/GTGT đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý.
– Trường hợp Công ty của Độc giả đã gửi tờ khai mẫu 01/GTGT sau đó nộp lại tờ khai mẫu 04/GTGT để đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì đề nghị Độc giả cung cấp các hồ sơ liên quan đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Công ty Độc giả để được giải đáp cụ thể.
——————————————————————————————–
II. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
– Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT.
► Xem thêm: Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT
—————————————————————————————————–
B. Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
1. Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
a. Đối tượng áp dụng:
– DN hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý
b. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT:
– Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT.
2. Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
a. Đối tượng áp dụng:
– Những DN có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng pp khấu trừ).
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ).
b. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
– Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT
► Xem thêm: Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 04/GTGT
—————————————————————————–
C. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau:
VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2020 là ngày 20/2/2020
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau:
VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT Qúy 3/2020 là ngày 30/10/2020.
► Chi tiết: Lịch nộp các loại Tờ khai thuế