Luật Cảnh sát biển Việt Nam của Quốc hội, số 33/2018/QH14
Cơ quan ban hành: | Quốc hội | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 33/2018/QH14 | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Luật | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia |
Cảnh sát biển có quyền truy đuổi, bắt giữ tàu biển vi phạm
Ngày 19/11/2018, Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam (Cảnh sát biển) là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Cảnh sát biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ như:
– Thu thập thông tin, phân tích đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển;
– Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển;
– Đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố môi trường biển….
Để thực thi nhiệm vụ, Cảnh sát biển có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự; truy đuổi tàu thuyền vi phạm, bắt giữ tàu biển…. theo quy định của pháp luật.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
Xem chi tiết Luật 33/2018/QH14 tại đây