Nghị định 30/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 30/2016/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/04/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Đầu tư , Bảo hiểm |
Hướng dẫn đầu tư từ các Quỹ BHXH, BHYT
Theo Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/04/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để đầu tư thông qua các hình thức như: Mua trái phiếu Chính phủ; Cho ngân sách Nhà nước vay; Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt; Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành; Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, việc đầu tư vào các dự án quan trọng và cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu chỉ áp dụng đối với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, với số tiền đầu tư tối đa bằng 20% số dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Đối với hình thức đầu tư thông qua cho ngân sách Nhà nước vay, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quyết định mức cho vay; thời hạn cho vay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận nhưng không quá 10 năm.
Với hình thức gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, mức tiền gửi được quyết định dựa vào phương án đầu tư Quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua; thời hạn gửi tiền do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn căn cứ vào từng loại kỳ hạn gửi tiền của ngân hàng, tối đa là 03 năm. Trường hợp đến hạn thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc, ngân hàng thương mại không thanh toán kịp thời sẽ phải thanh toán thêm tiền lãi chậm thanh toán bằng 150% mức lãi suất tiền gửi tại thời điểm thanh toán tính trên số tiền chậm thanh toán, thời gian chậm thanh toán.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/06/2016.
Xem chi tiết Nghị định 30/2016/NĐ-CP tại đây