Thông tư liên tịch 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước

Thông tư liên tịch 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Cơ quan ban hành: Bộ Công an; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư liên tịch Người ký: Đặng Thanh Bình; Hoàng Thế Liên; Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 06/11/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Vi phạm hành chính , Giao thông

* Nộp tiền phạt qua tài khoản – Ngày 06/11/2008, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư liên tịch số 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN hướng dẫn thi hành Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, điều kiện áp dụng hình thức nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của người vi phạm như sau: Người vi phạm có tài khoản mở tại ngân hàng, tài khoản đang hoạt động bình thường và có đủ tiền để thi hành quyết định xử phạt tự nguyện nộp; Người vi phạm bị xử phạt với mức tiền phạt trên 200.000 đồng… Nguyên tắc thu, nộp tiền phạt: Việc nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm được giao quyết định xử phạt; Khi nhận được uỷ nhiệm chi hợp lệ do người vi phạm ký, nếu trong tài khoản của người vi phạm có đủ tiền để chấp hành quyết định xử phạt thì ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm tiến hành ngay các thủ tục thanh toán để chuyển tiền nộp phạt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính được ghi trên quyết định xử phạt. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, thì người ra quyết định xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người ra quyết định xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Ngay khi người vi phạm xuất trình được chứng từ để chứng minh đã chuyển đủ số tiền nộp phạt vào đúng tài khoản ghi trên quyết định xử phạt, cơ quan của người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm hoàn trả cho người vi phạm toàn bộ giấy tờ hoặc phương tiện vi phạm đã bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt, trừ những tang vật, phương tiện bị tịch thu hoặc trường hợp bị áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, đình chỉ lưu hành phương tiện có thời hạn. Ngân hàng nơi người vi phạm mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền nộp phạt đúng thời hạn theo yêu cầu của người vi phạm, chịu trách nhiệm trước người vi phạm nếu chậm trễ tiến hành các thủ tục thanh toán dẫn đến việc người vi phạm không thể chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn; cung cấp đủ thông tin về khoản nộp phạt trên chứng từ nộp phạt cho Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư liên tịch 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN tại đây

Author

Đại lý thuế 247

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ

Để mua chữ ký số các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới Đại lý thuế 247 sẽ liên lạc với bạn.

Số tài khoản thanh toán: 19036232225012 – Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ). Chủ tải khoản: Văn Trung Dũng

    Mã số thuế:

    Tên công ty:

    Số điện thoại:

    Email:

    Up load giấy phép kinh doanh*:

    Upload CMND, CCCD, Passport*:

    Lựa chọn gói chứng thư số:

    Có chuyển đổi nhà chung cấp: